350 dịch vụ y tế sẽ tăng giá ngay trong năm nay
Trang 1 trong tổng số 1 trang
350 dịch vụ y tế sẽ tăng giá ngay trong năm nay
Trong năm 2011-2012, 350 dịch vụ dịch vụ y tế có thể tăng giá. Bộ Y tế khẳng định, sự tăng này là tất yếu. Nếu không tăng, cơ sở y tế sẽ không thể tồn tại và sự tăng này không ảnh hưởng nhiều đến 53 triệu người có thẻ BHYT.
Tại buổi họp giao ban báo chí Trung ương chiều 13/9, ông Trần Đức Long, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, Bộ Y tế đang chuẩn bị điều chỉnh giá của 350 dịch vụ y tế, trong khi chờ Chính phủ ban hành nghị định về vấn đề này. Những dịch vụ dự tính tăng gồm giá khám - chữa bệnh, kiểm tra sức khỏe, giá giường bệnh và giá các dịch vụ kỹ thuật…
Tăng giá cao nhất là 10 lần
Ông Trần Đức Long khẳng định, hiện mức thu viện phí quá thấp so với tình hình thực tế.
Cụ thể, ngân sách nhà nước cáp cho giường bệnh 40 - 50 triệu đồng/năm thì chi phí một phần viện phí chỉ bằng 30 - 50% chi phí trực tiếp tính theo thời gian năm 1995. Đến nay giá tất cả các nguyên liệu như xăng, dầu, vật tư tiêu hao đều tăng 5 - 6 lần, lương tối thiểu tăng 6,9 lần tính đến 5/2011… nếu không tăng viện phí thì các cơ sở y tế không thể tồn tại được.
Ví dụ sử dụng kiêm tiêm, chỉ khâu trong phẫu thuật tính giá trước kia là 1.000 đ/1 sợi chỉ thì nay tăng 45 - 70.000 đồng/1 sợi.
Giá dịch vụ trước đây được xây dựng trên cơ sở thực hiện việc khám chữa bệnh theo phương pháp thủ công, nay thực hiện trên các thiết bị hiện đại tiên tiến, tự động. Nhất là các xét nghiệm chiếu, chụp và vật tư tiêu hao hóa chất đi kèm rất tốn kém vì giá cả các loại này rất đắt. Ví dụ với cắt amidan, trước đây chỉ 20.000-40.000 đồng, do kỹ thuật đơn giản dễ có khả năng gây tai biến cho bệnh nhân, còn hiện nay hầu hết bệnh viện phải sử dụng kỹ thuật gây mê với tổng chi phí khoảng 600.000-700.000 đồng/ca…
Vì thế, tới đây, Bộ Y tế sẽ điều chỉnh tăng giá 350 (trong tổng số khoảng 3.000) dịch vụ y tế. Cụ thể, có 220 dịch vụ, kỹ thuật dự định sẽ tăng 2-2,5 lần là các dịch vụ không thường xuyên và thường rơi vào nhóm các dịch vụ y học dân tộc, châm cứu... ; khoảng 70 dịch vụ có mức tăng từ 7-10 lần.
Bộ Y tế cho rằng, giá dịch vụ khám chữa bệnh quy định từ năm 1995 chỉ từ 500-3.000 đồng/lần khám đến nay không đủ để mua găng tay, khẩu trang trong khi còn nhiều chi phí trực tiếp khác như vật tư, điện, nước, dụng cụ. Vì thế, trên cơ sở tính toán chi phí hiện nay, Bộ Y tế đề xuất mức điều chỉnh từ 6.000-25.000 đồng tùy theo từng hạng bệnh viện, từng chuyên khoa sẽ có mức phù hợp.
Đối với giường điều trị nội trú quy định tại thông tư ban hành năm 1995 chỉ từ 4.000-18.000 đồng, trong khi đó chỉ tính riêng tiền xử lý chất thải cho 1 giường bệnh trong 1 ngày đã vào khoảng 10.000-17.000, tiền điện, nước vệ sinh cũng khoảng 10.000 đồng/ngày, đó là chưa kể nếu phòng có điều hòa thì chi phí cao hơn nhiều.
Không tác động tới phần lớn người dân
Theo Bộ Y tế, việc điều chỉnh viện phí lần này không làm ảnh hưởng đến việc chi trả tiền thuốc và vật tư thay thế trong gói chi phí mà người bệnh và cơ quan BHYT phải chi trả. Chỉ điều chỉnh khoảng 10% số dịch vụ kỹ thuật y tế hiện đang được thực hiện, trong đó có khám bệnh và ngày giường điều trị nên dự báo mức tăng không nhiều so với tổng số tiền viện phí hiện nayh.
Vì thế, việc điều chỉnh lần này không làm ảnh hưởng đến 53 triệu người có thẻ BHYT (62% dân số) gồm người làm công ăn lương, đối tượng hưu trí, người có công với cách mạng, các đối tượng chính sách xã hội, người thuộc hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi. Vì chi phí khám chữa bệnh của đối tượng này về cơ bản được BHYT chi trả, kể cả một số dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn.
Đối với người thuộc hộ cận nghèo và nông dân, theo lộ trình thực hiện Luật BHYT, từ 1/1/2012 sẽ hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng BHYT (đang đề nghị nâng mức hỗ trợ 50- 60%) để đạt mục tiêu BHYT toàn dân vào năm 2014. Bộ Y tế cho rằng, nếu tham gia BHYT, về cơ bản các đối tượng này không bị ảnh hưởng nhiều.
Còn với đối tượng có thu nhập trung bình khá trở lên, tuy giá dịch vụ y tế được điều chỉnh nhưng giá dịch vụ này so với các nước trong khu vực còn rất thấp, do vậy các đối tượng này vẫn có khả năng chi trả.
Ông Long cho biết thêm, giai đoạn 2013 trở đi, khi Chính phủ ban hành nghị định, thực hiện tính đầy đủ chi phí, đồng thời thay đổi cơ bản phương thức thanh toán, chuyển từ thanh toán theo phí dịch vụ sang thanh toán trọn gói, thanh toán theo định suất đối với người bệnh có thẻ BHYT đi khám tại cơ sở khám chữa ban đầu.
Tại buổi họp giao ban báo chí Trung ương chiều 13/9, ông Trần Đức Long, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, Bộ Y tế đang chuẩn bị điều chỉnh giá của 350 dịch vụ y tế, trong khi chờ Chính phủ ban hành nghị định về vấn đề này. Những dịch vụ dự tính tăng gồm giá khám - chữa bệnh, kiểm tra sức khỏe, giá giường bệnh và giá các dịch vụ kỹ thuật…
Tăng giá cao nhất là 10 lần
Ông Trần Đức Long khẳng định, hiện mức thu viện phí quá thấp so với tình hình thực tế.
Cụ thể, ngân sách nhà nước cáp cho giường bệnh 40 - 50 triệu đồng/năm thì chi phí một phần viện phí chỉ bằng 30 - 50% chi phí trực tiếp tính theo thời gian năm 1995. Đến nay giá tất cả các nguyên liệu như xăng, dầu, vật tư tiêu hao đều tăng 5 - 6 lần, lương tối thiểu tăng 6,9 lần tính đến 5/2011… nếu không tăng viện phí thì các cơ sở y tế không thể tồn tại được.
Ví dụ sử dụng kiêm tiêm, chỉ khâu trong phẫu thuật tính giá trước kia là 1.000 đ/1 sợi chỉ thì nay tăng 45 - 70.000 đồng/1 sợi.
Giá dịch vụ trước đây được xây dựng trên cơ sở thực hiện việc khám chữa bệnh theo phương pháp thủ công, nay thực hiện trên các thiết bị hiện đại tiên tiến, tự động. Nhất là các xét nghiệm chiếu, chụp và vật tư tiêu hao hóa chất đi kèm rất tốn kém vì giá cả các loại này rất đắt. Ví dụ với cắt amidan, trước đây chỉ 20.000-40.000 đồng, do kỹ thuật đơn giản dễ có khả năng gây tai biến cho bệnh nhân, còn hiện nay hầu hết bệnh viện phải sử dụng kỹ thuật gây mê với tổng chi phí khoảng 600.000-700.000 đồng/ca…
Vì thế, tới đây, Bộ Y tế sẽ điều chỉnh tăng giá 350 (trong tổng số khoảng 3.000) dịch vụ y tế. Cụ thể, có 220 dịch vụ, kỹ thuật dự định sẽ tăng 2-2,5 lần là các dịch vụ không thường xuyên và thường rơi vào nhóm các dịch vụ y học dân tộc, châm cứu... ; khoảng 70 dịch vụ có mức tăng từ 7-10 lần.
Bộ Y tế cho rằng, giá dịch vụ khám chữa bệnh quy định từ năm 1995 chỉ từ 500-3.000 đồng/lần khám đến nay không đủ để mua găng tay, khẩu trang trong khi còn nhiều chi phí trực tiếp khác như vật tư, điện, nước, dụng cụ. Vì thế, trên cơ sở tính toán chi phí hiện nay, Bộ Y tế đề xuất mức điều chỉnh từ 6.000-25.000 đồng tùy theo từng hạng bệnh viện, từng chuyên khoa sẽ có mức phù hợp.
Đối với giường điều trị nội trú quy định tại thông tư ban hành năm 1995 chỉ từ 4.000-18.000 đồng, trong khi đó chỉ tính riêng tiền xử lý chất thải cho 1 giường bệnh trong 1 ngày đã vào khoảng 10.000-17.000, tiền điện, nước vệ sinh cũng khoảng 10.000 đồng/ngày, đó là chưa kể nếu phòng có điều hòa thì chi phí cao hơn nhiều.
Không tác động tới phần lớn người dân
Theo Bộ Y tế, việc điều chỉnh viện phí lần này không làm ảnh hưởng đến việc chi trả tiền thuốc và vật tư thay thế trong gói chi phí mà người bệnh và cơ quan BHYT phải chi trả. Chỉ điều chỉnh khoảng 10% số dịch vụ kỹ thuật y tế hiện đang được thực hiện, trong đó có khám bệnh và ngày giường điều trị nên dự báo mức tăng không nhiều so với tổng số tiền viện phí hiện nayh.
Vì thế, việc điều chỉnh lần này không làm ảnh hưởng đến 53 triệu người có thẻ BHYT (62% dân số) gồm người làm công ăn lương, đối tượng hưu trí, người có công với cách mạng, các đối tượng chính sách xã hội, người thuộc hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi. Vì chi phí khám chữa bệnh của đối tượng này về cơ bản được BHYT chi trả, kể cả một số dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn.
Đối với người thuộc hộ cận nghèo và nông dân, theo lộ trình thực hiện Luật BHYT, từ 1/1/2012 sẽ hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng BHYT (đang đề nghị nâng mức hỗ trợ 50- 60%) để đạt mục tiêu BHYT toàn dân vào năm 2014. Bộ Y tế cho rằng, nếu tham gia BHYT, về cơ bản các đối tượng này không bị ảnh hưởng nhiều.
Còn với đối tượng có thu nhập trung bình khá trở lên, tuy giá dịch vụ y tế được điều chỉnh nhưng giá dịch vụ này so với các nước trong khu vực còn rất thấp, do vậy các đối tượng này vẫn có khả năng chi trả.
Ông Long cho biết thêm, giai đoạn 2013 trở đi, khi Chính phủ ban hành nghị định, thực hiện tính đầy đủ chi phí, đồng thời thay đổi cơ bản phương thức thanh toán, chuyển từ thanh toán theo phí dịch vụ sang thanh toán trọn gói, thanh toán theo định suất đối với người bệnh có thẻ BHYT đi khám tại cơ sở khám chữa ban đầu.
350 dịch vụ không đồng loạt tăng giá
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bày tỏ, viện phí chắc chắn phải điều chỉnh tăng. Tuy nhiên, Bộ Y tế không cùng lúc tăng 350 dịch vụ y tế mà sẽ xem xét xem dịch vụ nào cần tăng trước, dịch vụ nào cần tăng sau.
Tại Hội thảo về thí điểm tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các bệnh viện công lập, tổ chức tại Hà Nội ngày 19/9, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh khẳng định trên, trước thông tin lo ngại của nhiều người dân khi 350 dịch vụ này đồng loạt tăng giá vào cuối năm nay.
Trước đó, trong đề xuất gửi Thủ tướng Chính Phủ, Bộ Y tế cũng đề xuất mức tăng viện phí theo lộ trình để giảm tác động mạnh tới người dân. Theo đó, trong năm 2011- 2012, Bộ Y tế đề xuất tăng phí 350 trong tổng số 3.000 dịch vụ đang được thực hiện tại các bệnh viện.
Mức điều chỉnh viện phí lần này vẫn kế thừa nguyên tắc là thu một phần viện phí. Các cơ sở y tế cũng không được thu ngay theo mức tăng tối đa, Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ quyết định mức thu của các bệnh viện thuộc trung ương, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định mức thu của các bệnh viện thuộc địa phương trong phạm vi khung giá đã quy định.
Đến giai đoạn 2013- 2015, khi điều kiện kinh tế xã hội phát triển thì mới thực hiện tính giá viện phí theo theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ các chi phí để thực hiện dịch vụ, trừ phần ngân sách Nhà nước bảo đảm gồm kinh phí duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng và một phần quỹ tiền lương cơ bản.
Từ năm 2016 trở đi, các bệnh viện sẽ thực hiện theo nguyên tắc tính đầy đủ chi phí, kể cả tiền lương vào giá viện phí. Cũng kể từ thời điểm này sẽ cho phép kết cấu vào giá dịch vụ.
Riêng 350 dịch vụ dự kiến tăng giá trong giai đoạn 2011 – 2012, Bộ Y tế không đề xuất tăng đồng thời cả 350 dịch vụ này mà tăng giá dịch vụ nào trước, dịch vụ nào sau còn phải tính toán. Như với chi phí khám bệnh chỉ ở mức 3.000 đồng/lần là quá bất hợp lý, chắc chắn phải tăng nhưng tăng giá lên 15.000 hay 30.000 đồng thì còn phải tính toán, thẩm định.
Để thẩm định giá viện phí, Bộ Y tế sẽ thành lập hội đồng chuyên gia độc lập để tính giá viện phí trên cơ sở đề xuất của các bệnh viện. Hội đồng Thẩm định khung giá viện phí bao gồm thành viên một số vụ, cục của Bộ Y tế, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), Bộ LĐ-TB-XH, BHXH Việt Nam và đại diện phía bệnh viện sẽ đảm nhiệm là một đơn vị độc lập, khách quan trong việc thẩm định khung giá viện phí mới. Viện phí mới được xây dựng trên cơ sở người dân chấp nhận được và đảm bảo công bằng và sẽ cố gắng trình Chính phủ xem xét mức giá viện phí mới vào đầu năm 2012.
Tại Hội thảo về thí điểm tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các bệnh viện công lập, tổ chức tại Hà Nội ngày 19/9, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh khẳng định trên, trước thông tin lo ngại của nhiều người dân khi 350 dịch vụ này đồng loạt tăng giá vào cuối năm nay.
Trước đó, trong đề xuất gửi Thủ tướng Chính Phủ, Bộ Y tế cũng đề xuất mức tăng viện phí theo lộ trình để giảm tác động mạnh tới người dân. Theo đó, trong năm 2011- 2012, Bộ Y tế đề xuất tăng phí 350 trong tổng số 3.000 dịch vụ đang được thực hiện tại các bệnh viện.
Mức điều chỉnh viện phí lần này vẫn kế thừa nguyên tắc là thu một phần viện phí. Các cơ sở y tế cũng không được thu ngay theo mức tăng tối đa, Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ quyết định mức thu của các bệnh viện thuộc trung ương, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định mức thu của các bệnh viện thuộc địa phương trong phạm vi khung giá đã quy định.
Đến giai đoạn 2013- 2015, khi điều kiện kinh tế xã hội phát triển thì mới thực hiện tính giá viện phí theo theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ các chi phí để thực hiện dịch vụ, trừ phần ngân sách Nhà nước bảo đảm gồm kinh phí duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng và một phần quỹ tiền lương cơ bản.
Từ năm 2016 trở đi, các bệnh viện sẽ thực hiện theo nguyên tắc tính đầy đủ chi phí, kể cả tiền lương vào giá viện phí. Cũng kể từ thời điểm này sẽ cho phép kết cấu vào giá dịch vụ.
Riêng 350 dịch vụ dự kiến tăng giá trong giai đoạn 2011 – 2012, Bộ Y tế không đề xuất tăng đồng thời cả 350 dịch vụ này mà tăng giá dịch vụ nào trước, dịch vụ nào sau còn phải tính toán. Như với chi phí khám bệnh chỉ ở mức 3.000 đồng/lần là quá bất hợp lý, chắc chắn phải tăng nhưng tăng giá lên 15.000 hay 30.000 đồng thì còn phải tính toán, thẩm định.
Để thẩm định giá viện phí, Bộ Y tế sẽ thành lập hội đồng chuyên gia độc lập để tính giá viện phí trên cơ sở đề xuất của các bệnh viện. Hội đồng Thẩm định khung giá viện phí bao gồm thành viên một số vụ, cục của Bộ Y tế, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), Bộ LĐ-TB-XH, BHXH Việt Nam và đại diện phía bệnh viện sẽ đảm nhiệm là một đơn vị độc lập, khách quan trong việc thẩm định khung giá viện phí mới. Viện phí mới được xây dựng trên cơ sở người dân chấp nhận được và đảm bảo công bằng và sẽ cố gắng trình Chính phủ xem xét mức giá viện phí mới vào đầu năm 2012.
Similar topics
» Bí quyết tăng cân hiệu quả
» Gửi cho con gái trong ngày tình yêu
» Bản tin lá cải ngày 30/08/2011: Ghép nhầm nội tạng nhiễm HIV cho 5 bệnh nhân
» Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày Hội Quốc phòng toàn dân
» Nghệ thuật tặng hoa
» Gửi cho con gái trong ngày tình yêu
» Bản tin lá cải ngày 30/08/2011: Ghép nhầm nội tạng nhiễm HIV cho 5 bệnh nhân
» Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày Hội Quốc phòng toàn dân
» Nghệ thuật tặng hoa
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|